Vòng mông của mỗi người khác nhau, phụ thuộc vào cấu trúc xương của mỗi người khác nhau. Đối với vòng mông của phụ nữ thuộc khu vực Mỹ Latinh, Colombia, vòng hông, xương chậu của họ rất to, xương sườn lại nhỏ, vì vậy hông của họ rất tròn. Vấn đề họ gặp phải là sớm chảy xệ và chỉ cần tập làm sao để không chảy xệ.
Vòng mông của mỗi người khác nhau, phụ thuộc vào cấu trúc xương của mỗi người khác nhau.
Còn ở khu vực châu Á nói chung, Việt Nam nói riêng, cấu trúc xương nhỏ, vì vậy phần xương hông cũng rất nhỏ, để xây dựng cơ bắp đòi hỏi rất mất thời gian. Trong khi người nước ngoài cần tập để săn chắc lại thì chúng ta cần tập để cơ bắp phát triển. Tuy nhiên bạn cũng không cần quá lo lắng. Cơ bản là cấu trúc cơ mông của bạn là như vậy, ăn uống và tập luyện đúng cách sẽ giúp cơ mông phát triển.
Có thể nói, "mông to" là cụm từ hầu hết mọi chị em phụ nữ đều mơ ước. "Mông to" trong tập luyện thường gắn liền với bài tập squat. Nhắc đến bài tập mông, người ta thường nói đến bài tập squat như một bài tập thần thánh giúp nở mông, mông to đầy quyến rũ. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể thực hiện đúng động tác này. Tuy nhiên, tập squat sao cho mông đẹp hơn, cơ thể phát triển cân đối hơn thì không phải ai cũng nắm rõ.
Theo HLV Hana Giang Anh (HN), nói về tập squat, với kinh nghiệm làm huấn luyện viên bao năm, cô nhận định có rất nhiều người tập squat đã lâu nhưng vẫn có thể sai.
Theo HLV Hana Giang Anh (HN), nói về tập squat, với kinh nghiệm làm huấn luyện viên bao năm, cô nhận định có rất nhiều người tập squat đã lâu nhưng vẫn có thể sai. "Squat là một bài tập vô cùng phổ biến và cực kì hữu ích. Nó giúp làm săn chắc cơ đùi, làm "nảy nở" cơ mông, làm khoẻ cơ core. Tuy nhiên, vì cần sự phối hợp giữa nhiều nhóm cơ nên khi thực hiện bài tập này mọi người rất dễ tập sai, cho dù là người đã tập lâu", HLV Hana Giang Anh khẳng định.
Nếu bạn đang rơi vào trường hợp vì sao tập mãi mà số đo vòng mông không cải thiện thì rất có thể bài tập squat bạn thực hiện hàng ngày đang bị sai cách. Những lỗi sai cực phổ biến dù cho bạn đã tập squat lâu thật lâu đó là:
Hít thở và sử dụng lực trọng tâm
Rất nhiều người có cách hít thở sai khi tập squat, vô tình khiến bài tập này trở nên vô ích.
Theo HLV Hana Giang Anh, rất nhiều người có cách hít thở sai khi tập squat, vô tình khiến bài tập này trở nên vô ích. Khi tập squat, chúng ta cần chú ý lực toàn cơ thể dồn vào cơ core, hiểu nôm na là ở phần bụng để cơ thể được ổn định, cân bằng và chắc chắn hơn. Nghĩa là bạn sẽ hít vào và thở ra đa phần bằng bụng nhé! Khi tập squat chú ý hít khi xuống và thở khi lên.
Lưng không thẳng
Khi tập squat, lưng bắt buộc phải thẳng.
HLV Hana Giang Anh khẳng định, khi tập squat, lưng bắt buộc phải thẳng. Cột sống của chúng ta chịu lực thẳng đứng rất giỏi nhưng khi ở trạng thái cong, cột sống chịu lực sẽ rất yếu.
Để ví dụ về vấn đề này, HLV Hana Giang Anh chỉ ra một thực tế có rất nhiều người bị chấn thương, đau lưng hoặc thoát vị đĩa đệm do bê vác vật nặng hàng ngày mà không thẳng lưng. "Cho dù là tập squat hay di chuyển vật nặng, hãy từ từ squat xuống, nhấc vật nặng lên và di chuyển ở trạng thái squat", HLV Hana Giang Anh khuyên.
Khi squat xuống không mở hai đầu gối ra
Khi squat xuống, nhìn trực diện, đầu gối cần phải tạo thành một đường thẳng với bàn chân, gối không được ở trong hay ngoài đường thẳng ấy.
Đây là lỗi sai cực cơ bản mà những người tập squat lâu năm vẫn cứ "dính" sai như thường! Theo HLV Hana Giang Anh, khi squat xuống, nhìn trực diện, đầu gối cần phải tạo thành một đường thẳng với bàn chân, gối không được ở trong hay ngoài đường thẳng ấy, vì khi đó, lực sẽ không cân bằng mà sẽ lệch ra khỏi bàn chân.
Kết lại, nữ huấn luyện viên này khẳng định, squat là một bài tập tưởng chừng đơn giản nhưng thực tế thì không hề dễ chút nào. Nếu chị em đang mắc phải những lỗi sai trên thì hãy chú ý điều chỉnh để tập đúng form và tránh những tổn thương không đáng có về lâu dài nhé!